Trường Mẫu giáo Rạng Đông

KẾ HOẠCH DẠY HỌC LING HOẠT MẦM NON

PHÒNG GD VÀ ĐT CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MG RẠNG ĐÔNG
 

         Số:          /KH-MGRĐ
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Mỹ Lộc, ngày    tháng  10  năm 2021

 

                                                                KẾ HOẠCH DẠY HỌC LINH HOẠT
                                                                      NĂM HỌC 2021-2022
 
   Căn cứ Quyết định số 8138/QĐ-UBND ngày 13/08/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Long An;
Căn cứ Quyết định số 9091/QĐ-UBND ngày 15/9/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch dạy và học linh hoạt năm học 2021-2022 trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Công văn số 2595/SGDĐT-GDMN-GDTH ngày 30/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An về việc  Hướng dẫn tổ chức dạy học linh hoạt ứng phó với dịch Covid -19 đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học;
Thực hiện Kế hoạch số 1411/KH-PGDĐT ngày 27/9/2021 của Phòng GD&ĐT Cần Giuộc về việc dạy học linh hoạt năm học 2021-2022;
Căn cứ hướng dẫn số 1477/PGDĐT-MN hướng dẫn tổ chức dạy học linh hoạt ứng phó với dịch covid-19 đối với GDMN;
Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, Trường mẫu giáo Rạng Đông xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt ứng phó với dịch covid-19 với các nội dung cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
-  Giúp cho trẻ em mầm non được quan tâm chăm sóc và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục (NDCSGD) trẻ tại nhà.
- Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ trẻ em, học sinh trong việc học tập.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
II. Nội dung và hình thức dạy học
1. Nội dung
Nhà trường lên kế hoạch chủ động tổ chức cho tổ khối, giáo viên rà soát nội dung chương trình, yêu cầu cần đạt của trẻ  từ 0-5 tuổi; lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết, điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với  khả năng của trẻ giúp trẻ em đạt mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo chương trình GDMN; Đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi  ưu tiên  những nội dung  để chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào học lớp Một; đảm bảo trẻ  em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN khi kết thúc năm học.
2. Hình thức dạy học
Trong thời gian, trẻ chưa đến trường học trực tiếp thì các lớp tổ chức hướng dẫn, khuyến khích phụ huynh thực hiện tốt công tác NDCSGD, hỗ trợ trẻ tại nhà, cụ thể như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên giữ mối liên lạc với phụ huynh để nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ; giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ  phụ huynh thực hiện tốt công tác NDCSGD trẻ qua các kênh phù hợp như trang Web của trường hoặc thành lập nhóm trên Zalo, Viber, facebook,...
- Tăng cường công tác tuyên truyền để phụ huynh hiểu một số yêu cầu trong chương trình GDMN được thể hiện thông qua các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm, kỹ năng xã hội của từng độ tuổi; tuyên truyền để phụ huynh quan tâm theo dõi và hỗ trợ trẻ tại nhà, qua kênh truyền hình như sau:
+ Đài VTV1 thời gian  lúc 20h05 và VTV7 vào các thời gian 9h00, 20h00 hàng ngày để được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ;
+ Giới thiệu các trang Web, chương trình dành cho bé, dành cho phụ huynh như: mamnon.com; vas.edu.vn; VoiTV; VTV7 Kids; truyện cổ tích Việt Nam, quà tặng cuộc sống, sống để yêu thương, khoảnh khắc kỳ diệu để giáo dục tình cảm-kỹ năng xã hội cho trẻ;
+ Giới thiệu 20 Video về NDCSGD trẻ đã được Bộ GD&ĐT thẩm định. Cung cấp đường link cho phụ huynh cẩm nang hướng dẫn cho phụ huynh về NDCSGD trẻ  khi trẻ ở nhà https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-mam non/Pages/Default.aspx?- ItemID =7327. Kèm nội dung tuyên truyền từng video.
3. Triển khai thực hiện
          - Đối với CBQL:
            + Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể của khối lớp mình. Duyệt nội dung trước khi đưa các lớp tuyên truyền đến cha mẹ học sinh.
            + Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chung trong quá trình thực hiện.
  • Đối với tổ chuyên môn:
   + Dựa vào kế hoạch của nhà trường, tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể cho khối lớp mình thực hiện đúng thời gian theo kế hoạch.
            + Tăng cường việc theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở giáo viên trong tổ mình để nắm được tình hình phụ huynh thực hiện hỗ trợ công tác công tác NDCSGD trẻ tại nhà, tình hình phụ huynh theo dõi qua các kênh truyền hình, địa chỉ được trường giới thiệu để có phương án hỗ trợ phụ huynh  một cách kịp thời nhằm giúp Phụ huynh cập nhật tốt các kiến thức NDCSGD trẻ.
  • Đối với giáo viên:
   + Tổ chức thực hiện dạy học linh hoạt theo đúng kế hoạch đề ra.
   + Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướn mắt báo cáo nhanh đến tổ chuyên môn, ban giám hiệu giải quyết khó khăn kịp thời.
Trên đây là kế hoạch dạy học linh hoạt ứng phó dịch covid 19 của Trường MG Rạng Đông năm học 2021-2022.
                                                                                       HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
Phụ lục 1 :    MỘT SỐ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN PHỤ HUYNH
(  TRẺ 3-4 TUỔI)
 
1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Phụ huynh lên lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, điều độ; ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau; cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là bổ sung vitamin A và vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 - Phụ huynh dạy trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: vẽ, cắt, xếp chồng ...
- Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc hàng ngày: món kho, món mặn, món xào…biết ăn để mau lớn, khỏe mạnh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Làm quen cách đánh răng, lau mặt, tập rửa tay bằng xà phòng; có một số hành vi tốt trong ăn uống, vệ sinh, khi được nhắc nhở.
 - Không leo trèo lên bàn ghế, lan can, không nghịch các vật sắc nhọn.
2. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Dạy trẻ biết tên gọi, chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể; nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, tay phải - tay trái của bản thân.
- Dạy trẻ biết đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi, đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc.
- Biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng; biết  3 màu sắc cơ bản anh , đỏ, vàng, nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
- Nói được tên, tuổi của bản thân khi được hỏi, trò chuyện; nói được tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình.
3. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Nghe hiểu nội dung các câu chuyện và thuộc lời bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
4. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Dạy trẻ biết  thức về bản thân: tên, tuổi.
- Biết yêu mến người thân trong gia đình, có những cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn).
5. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
-  Hát, vận động theo ý thích khi hát/nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
- Biết vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe giai điệu bài hát quen thuộc.
- Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm đơn giản
 
Phụ lục 2:     MỘT SỐ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN PHỤ HUYNH
( TRẺ  4-5 TUỔI)
 
1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Phụ huynh lên lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, điều độ; ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau đảm bảo vệ sinh; cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là bổ sung vitamin A và vitamin C, để tăng sức đề kháng cho trẻ.
-  Cha mẹ cần ân cần nhẹ nhàng động viên trẻ, để trẻ tự nguyện ăn hết suất, dạy trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...
- Hướng dẫn trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt như: Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng. Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và trẻ tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn. Trẻ cần được vận động, hoạt động phù hợp với lứa tuổi, không gian tại nhà, được dạo chơi quanh nhà (nếu như nhà có sân vườn) hoặc đi lại nhẹ nhàng trong nhà (nếu nhà không có sân vườn). Tránh tình trạng trẻ ở trong phòng xem tivi và điện thoại quá lâu. Phụ huynh cũng cần cân nhắc và giám sát chương trình trẻ xem, trò chơi trẻ chơi. Để đảm bảo quy định phòng chống dịch, có thể tận dụng ánh trước sân nhà, cửa sổ để trẻ tiếp xúc với ánh nắng. Tận hưởng ánh sáng buổi sáng sẽ tăng cường sức khỏe, trao đổi chất trong cơ thể, giúp trẻ thích nghi với những biến đổi của thời tiết.
- Dạy trẻ biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh: Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng.... là nguy hiểm không đến gần. Biết các vật sắc nhọn không nên nghịch.
- Nói được tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân.
2. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Tuyên truyền phụ huynh cùng trẻ làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán (Ví dụ: Pha màu/đường/ muối vào nước, dự đoán, quan sát, so sánh). Dạy trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán.Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10. So sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
-  Dạy trẻ nói họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình Nói địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố, ấp..) khi được hỏi, trò chuyện.
3. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Cha mẹ thường xuyên gần gũi trò chuyện với trẻ  dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao... dạy trẻ bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện. Biết sử dụng ký hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng,.
4. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
-  Cha mẹ thường xuyên gần gũi trò chuyện với trẻ, dạy trẻ nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh, ảnh. Biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên.
- Hướng dẫn trẻ biết thực hiện được một số quy định ở  gia đình: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, bố mẹ. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.Biết bỏ rác đúng nơi quy định. Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng.
5. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tuyên truyền phụ huynh dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ...Dạy trẻ biết xé, cắt theo đường thẳng, đường cong... và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục. Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ lục 3 :  MỘT SỐ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN PHỤ HUYNH
( 5-6 TUỔI)
 
1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Phụ huynh lên lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, điều độ; ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau đảm bảo vệ sinh; cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là bổ sung vitamin A và vitamin C, để tăng sức đề kháng cho trẻ.
-  Cha mẹ cần ân cần nhẹ nhàng động viên trẻ, để trẻ tự nguyện ăn hết suất, dạy trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...
- Hướng dẫn trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt như: Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng. Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định. Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết đi xong dội/giật nước cho sạch. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo. Trẻ biết vệ sinh răng miệng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy. Ra nắng biết đội mũ; đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh. Trẻ biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt.... Che miệng khi ho, hắt hơi.
-  Dạy trẻ biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh: Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng.... là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc, nhọn.
- Dạy trẻ một số trường hợp không an toàn khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi. Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và biết hỏi, gọi người lớn khi cần giúp đỡ.
2. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Tuyên truyền phụ huynh  cùng trẻ làm các thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. (Ví dụ: Thử nghiệm gieo hạt/trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển). Dạy trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. So sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.
-  Phụ huynh dạy trẻ nói được nói tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. Nói địa chỉ gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm), số điện thoại (nếu có)… khi được hỏi, trò chuyện.
- Với trẻ lớp 5 tuổi để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một, có thể tổ chức một số hoạt động như: Dạy cho trẻ nhận biết 29 chữ cái và 10 chữ số qua thẻ chữ cái hoặc các hình ảnh có từ kèm theo; đọc truyện cho trẻ nghe, thông qua những câu chuyện từ đó giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu con vật, đồ vật…; Cho trẻ nghe nhạc và vận động nhẹ nhàng theo những bài hát của trẻ mầm non, từ đó trẻ phát triển về cảm xúc trong khi nghe nhạc và cũng phát triển thể chất cho trẻ khi vận động theo nhạc, cho trẻ tô màu, vẽ, nặn thể hiện những cảm xúc nghệ thuật theo khả năng của trẻ nhằm phát triển kỹ năng cầm bút, kỹ năng ngồi vẽ đúng tư thế, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ.
3. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Cha mẹ thường xuyên gần gũi trò chuyện với trẻ  dạy trẻ đọc thuộc biểu cảm bài thơ, đồng dao, cao dao... Đóng được vai của nhân vật trong truyện. Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình.
4. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Cha mẹ thường xuyên gần gũi trò chuyện với trẻ, dạy trẻ nhận biết cảm nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác.Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
-  Hướng dẫn trẻ biết thực hiện được một số quy định ở gia đình: sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. Bỏ rác đúng nơi quy định. Biết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn.
5 . GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tuyên truyền phụ huynh dạy trẻ hát hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ... Trẻ biết phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
 Ngoài ra phụ huynh có thể tổ chức các hoạt động khác phù hợp với điều kiện ở từng gia đình./